Nhập khẩu hàng may mặc của Mỹ tiếp tục tăng
Trung Quốc vẫn duy trì vị trí là nhà cung cấp hàng dệt may lớn nhất tới Mỹ trong tháng 8, với lượng hàng giao tăng 10,4% lên 2,8 tỷ SME.
Ấn Độ, ở vị trí thứ hai với xuất khẩu vào Mỹ tăng 8,9% lên 329 triệu SME, tiếp theo sau là Việt Nam (tăng 16,0% lên 310 triệu SME) và Pakistan (tăng 0,9% lên 230 triệu SME). Mexico cũng tăng lượng hàng xuất vào Mỹ (tăng 3,4% lên 227 triệu SME), tiếp theo sau là Băng La Đét (tăng 4,7% lên 179 triệu SME).
Xuất khẩu hàng dệt may vào Mỹ tính theo khu vực được dẫn đầu bởi Nam Á (tăng 5,8% lên 773 triệu SME) và ASEAN (tăng 8,8% lên 650 triệu SME).
Về hàng may mặc, tốc độ tăng trưởng trong tháng 8 là 5,5% so với cùng tháng năm ngoái, mặc dầu hơi thấp hơn tốc độ 6,5% trong tháng 7.
Tổng nhập khẩu trong tháng là 2,44 tỷ SME nhờ tốc độ tăng hai con số của 10 nước cung cấp hàng đầu.
Đối với Trung Quốc từ trước tới nay mà nhà cung cấp hàng may mặc lớn nhất tới Mỹ, hàng giao không tăng trong tháng 7 nhưng tăng 5,5% trong tháng 8 lên 1,17 tỷ SME.
Nhà cung cấp lớn thứ hai là Việt nam với tốc độ tăng trưởng là 14,3% lên 217 triệu SME, trong khi Băng La Đét ở vị trí thứ ba với tăng trưởng 16% lên 161 triệu SME.
Dữ liệu tiếp tục cho thấy rằng cho đến nay việc sụp đổ tòa nhà Rana Plaza và các vấn đề an toàn nhà máy nghiêm ngặt hơn không có tác động tiêu cực lên đơn hàng từ Băng La Đét.
Trong tháng, nhập khẩu hàng may mặc từ Ấn Độ tăng tăng với tốc độ hai con số (17,2% lên 73 triệu SME, trong khi Campuchia tăng 3,16% lên 93 triệu SME.
Nhưng nhà cung cấp đứng thứ tư là Indonesia chỉ tăng lượng hàng giao là 0,13% lên 104 triệu SME và Honduras giảm 12,0% xuống còn 89 triệu SME.
Tính theo khu vực thì nhập khẩu hàng may mặc từ ASEAN dẫn đầu, tăng 6,8% lên 478 triệu SME, và Nam Á tăng 13,% lên 323 triệu SME.
Về nhập khẩu hàng dệt của Mỹ thì trong tháng 8 đã tăng 8,3% so với năm trước lên 2,95 tỷ SME.
Theo khu vực thì sự suy giảm từ khu vực OECD (giảm 0,07% xuống còn 367 triệu SME) và tăng chỉ 1,1% từ Nam Á lên 450 triệu SME được bù bởi sự gia tăng 14,8% lên 367 triệu SME từ các nước ASEAN.
Trong số 10 nhà cung cấp hàng dệt hàng đầu, hàng giao từ Trung Quốc tăng 14,3% lên 1,63 tỷ SME, Ấn Độ tăng 6,7% lên 256 triệu SME, Pakistan tăng 2,2% lên 175 triệu SME và Mexico tăng 3,4% lên 147 triệu SME.
Sự gia tăng lớn nhất về số lượng trong tháng 8 là của Việt Nam (tăng 20% lên 93 triệu SME) và Đài Loan (tăng 21,6% lên 73 triệu SME), nhưng nhập khẩu từ Canada lại giảm (-7,9% xuống 83 triệu SME).
Trong khi dữ liệu mậu dịch hàng tháng thường hay thay đổi, với sự dao động lớn từ tháng này qua tháng khác thì dữ liệu từ đầu năm tới nay cho thấy rằng tổng nhập khẩu hàng dệt may của Mỹ trong tám tháng cao hơn 3,8%.
So với cùng kỳ năm trước, nhập khẩu đạt 37,5 tỷ SME, với nhập khẩu hàng dệt tăng 2,2% lên 21 tỷ SME và nhập khẩu hàng may tăng 5,8% lên 16,5 tỷ SME.
Theo thứ tự, năm nhà cung cấp hàng may mặc hàng đầu tới Mỹ trong năm từ trước tới nay là Trung Quốc (tăng 5,9% lên 6,64 tỷ SME), Việt Nam (tăng 13,2% lên 1,62 tỷ SME), Băng La Đét (tăng 11,5% lên 1,2 tỷ SME), Indonesia (tăng 4,0% lên 911 triệu SME), và Hondura (-3,3% xuống 710 triệu SME).
Và đang tiến bộ là Campuchia, đứng ở vị trí thứ sáu với tốc độ tăng 5,9% lên 701 triệu SME.
Hotline